Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Tin vào ma?Ma có thật hay không?

giaitricongdong.blogspot.com

Tin vào ma?Ma có thật hay không?


Có lẽ từ khi con người biết nhận thức, họ đã tin vào ma. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có một định nghĩa được chấp nhận toàn cầu về ma hay bằng chứng cho sự tồn tại của hiện tượng siêu nhiên này.

Niềm tin phổ biến

Một cuộc thăm dò dư luận của Gallup năm 2005 cho thấy, 37% người Mỹ tin vào các ngôi nhà ma ám và khoảng 1/3 số người được hỏi tin là có ma. Hàng chục ngàn người trên khắp thế giới hiện có sở thích săn tìm ma, và theo thống kê của nhà nghiên cứu Sharon Hill thuộc trang Doubtful Newsblog, có khoảng 2.000 nhóm thợ săn ma nghiệp dư như vậy.
Ma là chủ đề phổ biến trong suốt thiên niên kỷ qua. Chúng xuất hiện trong vô số tác phẩm và loại hình nghệ thuật, từ vở kịch "Macbeth" của Shakespeare tới Kinh thánh và thậm chí còn cho ra đời thể loại chuyện ma dân gian.
Ma có lẽ là niềm tin vào hiện tượng siêu nhiên phổ biến nhất trên thế giới. Sự phổ biến này một phần do, niềm tin có ma thuộc một mạng lưới rộng lớn các niềm tin về sự siêu nhiên, bao gồm cả trải nghiệm cận chết, cuộc sống ở thế giới bên kia và sự giao tiếp bằng tinh thần.
1/3 số người Mỹ tin có ma.
1/3 số người Mỹ tin có ma. (Ảnh minh họa: CCTV)
Quan niệm cho rằng phần hồn của người chết vẫn lẩn quất quanh người sống đã có từ xa xưa, và nó đã mang tới niềm an ủi cho nhiều người. Họ cho rằng, những người thân yêu đã qua đời vẫn luôn dõi theo hoặc bên cạnh chúng ta trong các thời điểm nguy nan. Tuy nhiên, phần lớn mọi người tin vào ma do trải nghiệm của chính bản thân hoặc họ đã "nhìn thấy" hoặc cảm nhận thấy một số tồn tại không lý giải được.

Khoa học và logic về ma

Các trải nghiệm cá nhân là một chuyện nhưng chứng cứ khoa học lại là một vấn đề khác. Một phần khó khăn trong việc điều tra về ma là, hiện chưa có một định nghĩa thông dụng toàn cầu về việc ma là gì.
Nhiều người tin, ma là linh hồn của những người chết vì lí do nào đó đã “lạc lối” khi đang trên đường sang thế giới bên kia. Trong khi đó, số khác lại quả quyết ma là các thực thể thần giao cách cảm can dự vào thế giới từ trí não của chúng ta.
Thậm chí, một số người còn tạo ra cách phân loại đặc biệt về các loại ma khác nhau, chẳng hạn như yêu tinh, ma ám, linh hồn tinh thông và người cõi âm. Tất nhiên, tất cả chỉ là nhân tạo, giống như việc suy đoán các dòng giống tiên và rồng khác nhau. Số loại ma tùy thuộc vào ý muốn của bạn.
Các nhà khoa học đã chỉ ra nhiều mâu thuẫn hiện hữu trong các quan niệm về ma. Ví dụ như, ma là hữu hình hay vô hình? Theo những người tin vào ma, chúng có thể di chuyển xuyên qua bất kỳ vật thể rắn nào mà không hề tác động đến nó hoặc có thể đóng sập cửa hoặc ném vật thể khắp phòng.
Xét theo logic và duy vật biện chứng, sự việc chỉ có thể thế này hoặc thế kia. Nếu ma là linh hồn con người, tại sao chúng xuất hiện với dáng vẻ được mặc quần áo và đi kèm với các vật thể được coi là vô tri vô giác như mũ, gậy và trang phục, chưa kể đến nhiều báo cáo về tàu ma, xe hơi ma và toa xe ma?
Nếu ma là linh hồn của những người chết chưa được trả thù, tại sao lại tồn tại các vụ sát nhân chưa được phá án khi ma được cho là có thể giao tiếp bằng các phương tiện tâm linh và do đó có thể nhận diện kẻ giết mình cho cảnh sát. Cứ như vậy, bất kỳ tuyên bố nào về ma cũng làm dấy lên các căn cứ logic nghi ngờ nó.
Các thợ săn ma sử dụng nhiều phương pháp sáng tạo và đôi khi mơ hồ, bao gồm cả yếu tố tâm linh, để khám phá sự hiện diện của các linh hồn. Hầu như mọi thợ săn ma đều khẳng định hành động của họ mang tính khoa học và tỏ ra như vậy vì họ sử dụng thiết bị khoa học công nghệ cao, chẳng hạn như thiết bị đo bức xạ Geiger, máy dò điện từ trường (EMF), máy dò ion, camera hồng ngoại và micro siêu nhạy. Tuy nhiên, không có bất kỳ thiết bị nào trong số này từng được chứng minh đã thực sự phát hiện thấy ma.
Những người khác lại tiếp cận theo cách trái ngược, tuyên bố rằng, họ không thể chứng minh được sự tồn tại của ma đơn giản vì chúng ta hiện không có công nghệ phù hợp cho việc tìm kiếm và dò xét thế giới tâm linh. Dẫu vậy, điều này cũng không đúng: Hoặc ma tồn tại và xuất hiện trong thế giới vật chất thông thường của chúng ta (và do đó có thể được phát hiện và ghi lại bằng ảnh chụp, phim, video và đoạn ghi âm) hoặc không có thực. Nếu ma tồn tại và không thể phát hiện hoặc ghi lại bằng khoa học thì tất cả những bức ảnh, video và đoạn ghi âm tuyên bố là bằng chứng về ma chắc chắn không phải là ma.
Cho tới nay, các thợ săn ma vẫn chưa tìm thấy bất kỳ bằng chứng thuyết nào về sự tồn tại của ma.
Cho tới nay, các thợ săn ma vẫn chưa tìm thấy bất kỳ bằng
chứng thuyết nào về sự tồn tại của ma. (Ảnh: Daily News)
Với nhiều giả thuyết mâu thuẫn đến như vậy, không có gì ngạc nhiên khi biết rằng, bất chấp các nỗ lực của hàng ngàn thợ săn ma trên truyền hình và ở những nơi khác trong suốt nhiều thập niên qua, không có bất kỳ bằng chứng thuyết phục về ma được công bố.

Tại sao nhiều người vẫn tin?

Bất chấp vô số mâu thuẫn, rất nhiều người vẫn tin vào ma. Một quan điểm được đông đảo công nhận là, Albert Einstein đã đề xuất một cơ sở khoa học về sự tồn tại của ma: nếu năng lượng không thể được tạo ra hay phá hủy mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, điều gì xảy ra với năng lượng cơ thể của chúng ta khi chúng ta chết đi? Liệu chúng bằng cách nào đó có biến thành ma?
Cách biện giải trên dường như có lí, trừ phi bạn nắm rõ vật lý cơ bản. Câu trả lời rất đơn giản và rốt cuộc chẳng bí ẩn tí nào. Sau khi một người qua đời, năng lượng trong cơ thể của anh ta/cô ta đi theo con đường chuyển hóa năng lượng của mọi sinh vật khác sau khi chết: vào môi trường. Năng lượng được giải phóng dưới dạng nhiệt và chuyển hóa vào các sinh vật ăn chúng ta (chẳng hạn như động vật hoang dã nếu chúng ta không được chôn cất hoặc giun và vi khuẩn nếu chúng ta được mai táng) cũng như cây cối hấp thụ chúng ta. Không có bất kỳ“năng lượng” nào trong cơ thể sống sót qua cái chết của “thân chủ” để các thiết bị săn ma thông dụng phát hiện được.
Trong khi hầu hết các thợ săn ma tiến hành các trò phiêu lưu vô hại và cả vô ích, vẫn còn một mảng tối hơn đi kèm với nó. Trong khi các chương trình truyền hình săn ma ăn khách được phát sóng, cảnh sát trên khắp nước Mỹ đã chứng kiến việc tăng đột biến số người bị bắt, bị thương và thậm chí bị giết trong quá trình tìm kiếm ma. Năm 2010, một người đàn ông đã thiệt mạng trong khi săn ma cùng nhóm bạn với vọng nhìn thấy ma của một con tàu bị tai nạn nhiều năm trước đó. Con tàu ma không thấy đâu nhưng một con tàu thực xuất hiện đúng khúc cua và nghiến chết thợ săn ma xấu số.
Bằng chứng về ma hiện nay chẳng khác gì cách đây một năm, một thập niên và thậm chí một thế kỷ. Sự thất bại trong việc tìm kiếm bằng chứng đáng tin cậy của các thợ săn ma được cho là do 2 nguyên nhân: Trước hết là do ma không tồn tại và các báo cáo về ma có thể được lí giải bằng tâm lý, sự ngộ nhận, lầm tưởng hoặc trò bịp bợm. Thứ hai là, ma có tồn tại nhưng các thợ săn ma quá bất tài.
Rốt cuộc, săn ma không liên quan đến việc tìm kiếm bằng chứng (nếu như vậy, cuộc tìm kiếm đáng lẽ nên được chấm dứt từ cách đây rất lâu). Thay vào đó, quá trình này chủ yếu vì tận hưởng thú vui với bạn bè, kể các câu chuyện và thấy quan tâm đến những hiện tượng kỳ bí nhưng thú vị, rùng rợn và đôi chút sợ hãi nhưng hồi hộp và lôi cuốn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
-------------------------------------- linhtuty