Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Sợ hãi vì là người bắt quả tang!

Cháu sững sờ vì thấy người sếp mà cháu hâm mộ đang làm chuyện ấy với người quét dọn.
Thưa bác sĩ Lương Cần Liêm,
Sau hơn một năm trời theo đuổi, cuối cùng cháu cũng chinh phục được trái tim của cô bạn gái cùng lớp. Tuy không xinh nhất lớp, nhưng bạn gái của cháu cũng khiến rất nhiều chàng trai mơ ước: Có duyên, học giỏi, tham gia rất nhiệt tình vào công tác xã hội… Nói thật với bác sĩ là cháu đang rất hài lòng. Tuy nhiên, khi cháu dẫn bạn gái về ra mắt bố mẹ thì vấn đề lớn nảy sinh. Hóa ra, mẹ cháu có biết mẹ của người yêu cháu khi học ở đại học. Mẹ của người yêu cháu có một quá khứ “lẫy lừng”: Yêu hàng chục người và với ai cũng tới Z (làm chuyện ấy), lấy chồng rồi mà vẫn giữ quan hệ ngoài luồng với không chỉ một người đàn ông. Mẹ cháu bảo con gái của một người mẹ như thế thì không đáng tin. Bố cháu thường không trái lời mẹ cháu, thành thử cháu không tìm được đồng minh trong vụ này. Cháu làm căng thì mẹ dứt khoát: “Chọn mẹ hoặc chọn nó!”.
Hiện cháu vẫn chưa biết giải thích với bạn gái thế nào về thái độ không mặn mà của bố mẹ cháu sau cuộc gặp đầu tiên. Nhưng rõ ràng cháu thấy suy nghĩ của bố mẹ cháu không ổn. Tính lăng nhăng có di truyền từ mẹ sang con không thưa bác sĩ? Cháu rất muốn bác sĩ cho cháu lời khuyên.
Cháu xin cảm ơn!

(D.Trí)
Tâm lý nội tâm không bao giờ có một nguyên nhân duy nhất. Nhiều đánh giá chủ quan cảm tính chụm lại thành một cái khách quan tương đối như một ý kiến rõ ràng, dứt khoát. Do đó, tâm lý chỉ có các giả thuyết. 1) Hai bà mẹ trước kia quen nhau. Một bà “lẫy lừng” và một bà cũng muốn thế mà không được nên ganh tị nhau trong tiềm thức; 2) Đánh giá con người là dựa trên đạo đức, nhưng nếu là đạo đức thì phải tin tưởng con trai mình; 3) Thấy con trai mình yêu người khác thì biết là mình đã già rồi. Trong tâm lý, có thể mẹ cháu vẫn nghĩ chỉ có mẹ mới đem lại cho con hạnh phúc mà thôi nên tự bà đặt mình ngang hàng với cô bạn cháu. Nhưng trên thực tế, vợ có thể bỏ chồng nhưng mẹ không bao giờ bỏ con. Nếu mẹ bỏ con trai mình thì bà mẹ ấy tưởng đâu trong tâm lý mình là “vợ” của con, nhưng bà sẽ biện hộ cho hành vi bỏ con là vì danh dự gia đình… Trong trường hợp của cháu, người cha sẽ phải lập lại trật tự tình cảm của gia đình. (Cháu hãy đưa bài báo này cho cha cháu đọc!).
Thân,
Bác sĩ Liêm
Hiện cháu đang rất sợ, không biết phải làm gì bây giờ? (Ảnh minh họa)

Sợ hãi vì là người bắt quả tang!
Thưa bác sĩ,
Cháu là sinh viên năm cuối đang thực tập tại một công ty kiểm toán tại Hà Nội. Sếp cháu đã có gia đình (một vợ, hai con). Anh là thần tượng của nhiều nhân viên trong công ty. Hôm trước cháu đến công ty thực tập sớm hơn thường lệ. Khi mở cửa phòng khách cháu sững sờ vì thấy người sếp mà cháu rất hâm mộ đang làm chuyện ấy với người quét dọn vệ sinh. Cháu đã vội khép cửa lại và chạy ra ngoài, nhưng anh ấy cũng đã kịp nhìn thấy cháu. Hiện cháu đang rất sợ, không biết phải làm gì bây giờ? Cháu chưa kể chuyện cháu đã thấy với ai. Nhưng cháu cũng không thể không đến vì còn phải lấy kết quả thực tập. Nhưng nếu đến công ty thì cháu đối mặt thế nào với sếp đây? Theo bác sĩ, cháu phải xử lý vụ này thế nào?
Xin cảm ơn bác sĩ!

(T.Lệ)
Cháu thấy mà như không thấy, một sự cố có thật nhưng không có ý nghĩa với cháu. Về tâm lý nhà Phật, ta gọi là “có như không, không như có” (Sắc sắc không không). Tức là một việc có thực nhưng con người sẽ gán cho nó nhiều ý nghĩa khác nhau, hoặc không gán cho nó bất cứ một ý gì (so với quan điểm của mình). Nếu cháu nhìn sự cố mà cháu bắt gặp với hình ảnh thần tượng mà tự cháu đã tạo ra thì chắc chắn là cháu sẽ bị “sốc”. Còn nếu cháu cho rằng đây là việc không liên quan đến công việc thực tập thì đây là chuyện riêng tư của người ta. Phần mình thì xét lại cách đánh giá con người, đây là một bài học cháu ạ. Thấy như không, nhưng không phải không có.
Thân!
Bác sĩ Liêm
Ấn tượng với các “diễn viên” da màu
Cháu chào bác sĩ Lương Cần Liêm,
Năm nay cháu là sinh viên năm thứ ba và cũng đã có hai mối tình. Hiện giờ cháu chưa có bạn trai mới. Nguyên nhân cháu chia tay hai người yêu đầu tiên thì có rất nhiều, nhưng có một lý do khá tế nhị là cháu không thấy thỏa mãn khi làm chuyện ấy. Cháu hay xem phim XXX và thỉnh thoảng vẫn mơ thấy được là nhân vật chính trong những bộ phim này. Vì rất ấn tượng với những vai diễn da màu nên vừa rồi khi gặp mấy bạn sinh viên da màu ngoài đời thực cháu cứ thấy rạo rực muốn làm chuyện ấy. Thậm chí, cháu đã kịp có số điện thoại của các bạn ấy rồi bác sĩ ạ. Cháu đang có vấn đề gì về tâm lý, tâm thần không, thưa bác sĩ?
(L.H)
Chắc là cháu không có vấn đề gì về tâm lý đâu! Vấn đề ở đây là những gì mình mong muốn và mình nghĩ là tuyệt vời, tột đỉnh thì chỉ là hình ảnh nội tâm trong tâm lý. Khi xem phim hay đọc tiểu thuyết, người ta thường nghĩ “hạnh phúc, sung sướng” là phải thế này, thế kia. Hình ảnh tưởng tượng luôn luôn đem đến mô hình đẹp, mà người ta nghĩ là dành cho mình và người ta có thể đạt được nó. Một khi không đạt được hình ảnh đó (thất vọng) thì khi cái lạ xuất hiện người ta càng thấy nó hấp dẫn, bí hiểm, càng muốn chinh phục bằng được.
Thêm nữa, “thành kiến văn hóa” mặc định người (đàn ông) đẹp phải là người “cơ bắp”…
Ngoài ra, về tâm lý, trong con người thường tồn tại hai cảm giác thiếu thốn: Cái mong muốn mà không được (sentiment de frustration) và cái biết có mà không bao giờ được (sentiment de privation).
Thân,
Bác sĩ Liêm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
-------------------------------------- linhtuty